Đặc trưng tự nhiên Bộ Cá nóc

Hàng loạt các dạng cá kỳ dị được thấy trong bộ này. Các dạng này có thể là gần như là hình vuông hay tam giác (các loài cá nóc hòm), hình cầu (các loài cá nóc) tới dẹp bên (các loài cá đầu). Chúng là dạng cá với thân khá cứng nhắc, sự uốn lượn trong khi chuyển động chỉ hạn chế ở phần vây đuôi. Do điều này chúng chuyển động khá chậm chạp và dựa vào các vây ức và vây đuôi để có lực đẩy. Tuy nhiên, chuyển động của chúng thông thường là rất chính xác; các vây lưng và vây hậu môn hỗ trợ trong chuyển động và ổn định cơ thể. Ở phần lớn các loài, các vây đơn, nhỏ, thuôn tròn.

Chiến lược của các loài cá trong bộ cá nóc dường như là sự phòng thủ bằng cách hy sinh tốc độ, các loài này đều được củng cố bằng lớp vảy đã biến đổi thành các tấm hay các gai cứng - các gai này đôi khi có thể thụt vào và có thể khóa tại chỗ (như ở các loài cá nóc gai) - hay với lớp da dai như da thú (các loài cá đầucá bò giấy). Một đặc điểm phòng ngự đáng chú ý khác tìm thấy ở các loài cá nóccá nóc nhím là khả năng phình to cơ thể để tăng các kích thước cơ thể so với hình dáng thông thường: điều này đi đôi với hút nước vào túi thừa của dạ dày. Nhiều loài của các họ Tetraodontidae (cá nóc), Triodontidae (cá nóc ba răng) và Diodontidae (cá nóc nhím) còn được bảo vệ nhiều thêm nữa từ các kẻ ăn thịt nhờ tetraodotoxin, một chất độc thần kinh mạnh, tập trung trong các cơ quan nội tạng.

Cá nóc nhím gai dài (Diodon holocanthus). Ở bên phải nó là cá mú chấm lam (Cephalopholis argus).

Bộ Tetraodontiformes có bộ xương biến hóa cao, không có xương mũi, xương đỉnh, xương dưới hốc mắt, hoặc (thông thường) với các xương sườn thấp. Các xương của hàm bị biến hóa và hợp nhất thành một kiểu "mỏ" như ở chim; với các đường ráp thấy rõ phân chia mỏ thành các "răng". Điều này được đề cập tới trong tên gọi khoa học của chúng, có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp tetra nghĩa là "bốn" và odous nghĩa là "răng" và tiếng Latinh forma nghĩa là "hình dạng". Việc đếm các xương giống như răng này là cách thức để phân biệt các họ trông khá giống nhau này. Ví dụ Tetraodontidae ("bốn răng"), Triodontidae ("ba răng"), Diodontidae ("hai răng").

Các quai hàm được hỗ trợ bằng các cơ khỏe và nhiều loài còn có các răng mọc trên hầu (họng) để tiếp tục nghiền nát thức ăn. Điều này là do thức ăn chủ yếu của các loài trong bộ Tetraodontiformes là các loài động vật không xương sống có vỏ (mai) cứng như động vật giáp xác hay tôm, cua, trai ốc.

Họ Molidae là đáng chú ý trong bộ kỳ dị này: chúng không có bong bóng và các gai, di chuyển nhờ sức đẩy của các vây lưng và vây hậu môn rất cao. Chúng không có cuống đuôi còn vây đuôi bị suy giảm thành một cấu trúc tương tự như bánh lái cứng. Các loài trong họ này sinh sống gần mặt nước biển hơn là gắn liền với các bãi san hô và ăn các loại động vật không xương sống thân mềm, đặc biệt là sứa (lớp Scyphozoa).

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Bộ Cá nóc http://www.britannica.com/EBchecked/topic/589078 http://www.google.com/sorry/?continue=http://72.14... http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S... http://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/1477201... http://onlinelibrary.wiley.com/doi/10.1111/j.1096-... http://onlinelibrary.wiley.com/doi/10.1111/pala.12... http://www.itis.gov/servlet/SingleRpt/SingleRpt?se... http://www.ncbi.nlm.nih.gov/Taxonomy/Browser/wwwta... http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/23727595 http://taxonomicon.taxonomy.nl/TaxonTree.aspx?id=4...